Việc khó nhất không phải là lãnh đạo người khác mà là lãnh đạo chính mình và chúng thường hay được gọi với tên Kỷ Luật Bản Thân
Kỷ luật bản thân là bắt bản thân làm những việc mà nó không muốn, và từ những việc không muốn biến chúng trở thành những việc yêu thích.
Nhiều người cho rằng, kỷ luật bản thân đi đôi với sự khuôn khổ, gò bó. Nhưng với tôi, kỷ luật bản thân chính là tự do. Bạn sẽ cảm thấy tự do và thoải mái hơn khi bạn kiểm soát được thói quen của mình.
Chúng ta đều biết rằng, mình cần làm những việc mình phải làm để đạt được những điều mong muốn. Nhưng chúng ta lại không làm điều đó. Lý do là, chúng ta thiếu sự kỷ luật bản thân. Sau đây, tôi chia sẻ 5 bí quyết rèn luyện sự kỷ luật bản thân sẽ giúp bạn trở nên kỷ luật hơn rât nhiều.
- Chấp nhận nỗi đau
Liệu bạn còn nhớ câu chuyện sâu lột xác thành bướm? Để trở thành những con bướm xinh đẹp bay lượn giữa bầu trời, sâu đã trải qua quá trình hơn 15 ngày đau đớn để vươn ra khỏi kén. Đây là lựa chọn duy nhất của chúng. Nếu chúng muốn trở thành những con bướm xinh đẹp, khỏe mạnh, chúng bắt buộc phải đánh đổi. Nếu không chúng sẽ chết, hoặc là sẽ sống mãi với thân phận sâu bọ.
Và bạn cũng vậy. Sự đau đớn và thất bại là một phần trong hành trình để đạt được thành công. Mọi sự nỗ lực rồi sẽ được đền đáp xứng đáng.
Thay vì né tránh nỗi đau, bạn hãy học cách yêu và chấp nhận chúng để chúng trở thành một nấc thang để bạn tiến đến gần hơn con người mà bạn muốn trở thành.
- Bạn không cần có hứng để làm việc gì đó
Chúng ta thường nói nhiều về đam mê, cảm hứng để làm một việc gì đó. Điều này rất tuyệt vời. Nhưng việc này lại gây ra sự hiểu nhầm cho nhiều người khi họ nghĩ rằng chỉ khi có hứng họ mới làm việc được.
Hãy thử nhìn vào những người bạn ngưỡng mộ, có phải lúc nào bạn cũng cảm thấy họ tràn đầy năng lượng, hừng hực khí thế để làm việc? Đó thật ra chỉ là bề nổi.
Trong cuốn sách The Compound Effect (tạm dịch: Hiệu ứng cộng dồn), tác giả Darren Hardy đã phát biểu: “Có một điểm giống nhau giữa người thành công và người không thành công. Đó là họ đều không thích làm việc mà họ cần phải làm để đạt được mục tiêu họ mong muốn. Nhưng điều khác biệt là người thành công vẫn làm những việc đó cho dù họ có thích hay không”.
Người thành công họ không cần cảm hứng để làm việc, mà họ làm chúng như một lẽ dĩ nhiên. Chúng ta nghĩ rằng cần phải có cảm hứng rồi mới làm được điều muốn làm. Nhưng thực tế là chúng ta phải bắt tay vào làm rồi, chúng ta mới tìm được cảm hứng để tiếp tục làm.
- Loại bỏ sự sao nhãng
Tôi đã từng chứng kiến nhiều người đều đặn đến phòng gym chỉ để lướt Facebook và rồi cuối ngày mới nhận ra mình đã lãng phí rất nhiều thời gian. Nhưng trớ trêu thay, ngày hôm sau, họ lại tiếp tục phạm phải thói quen xấu đó.
Khi làm việc, tôi hạn chế đến mức thấp nhất việc chạm đến điện thoại (ngoại trừ công việc đó phải thực hiện trên điện thoại). Tôi cho rằng, bạn phải thực sự tập trung vào công việc bạn đang làm, và tìm cách loại bỏ những yếu tố gây sao nhãng. Vì mỗi lần bạn sao nhãng và mất tập trung, chúng dần dần lấy đi khoảng thời gian mà đáng lẽ ra bạn phải dành cho những mục tiêu của mình.
Nếu điện thoại di động làm bạn mất tập trung, hãy để nó sang một góc. Nếu tiếng ồn làm bạn mất tập trung, hãy tìm đến nơi yên tĩnh hoặc sử dụng tai nghe khi làm việc. Nói tóm lại, muốn kỷ luật, bạn phải xác định nhân tố gây sao nhãng và khắc phục chúng.
- Tự phạt bản thân nếu tiếp tục trì hoãn
Nếu bạn xác định mình là kiều người dễ chán và khó lòng hoàn thành hết các đầu việc đề ra trong ngày, thì có một bí quyết dành cho bạn đó là hãy đề ra một hình phạt cho bản thân và nghiêm túc với nó.
Giả dụ, hôm nay là ngày bạn phải dựng video marketing và upload lên youtube, nhưng vì thói quen hay trì hoãn mà bạn đã không thực hiện hành vi. Khi đó, bạn phải chịu phạt với chính mình. Hình phạt có thể là không được xem tiếp bộ phim bạn yêu thích cho tới khi bạn xong việc, hoặc có thể là không được đi đến phòng tập thể hình, nếu đó là sở thích của bạn.
Hình phạt mà để ra nên là những sở thích của bạn và phải khiến cho bạn cảm thấy áp lực để thúc đẩy bạn làm việc. Ngược lại, nếu như bạn đã hoàn thành tốt các đầu việc, hãy tự thưởng cho mình một món quà nhỏ nhỏ. Một buổi cà phê với bạn bè hoặc một quyển sách mới chẳng hạn.
- Cứ làm thôi, đừng nghĩ nhiều
Trong trường hợp bạn muốn bỏ cuộc nhất, thì hãy cứ làm thôi và đừng suy nghĩ gì hết. Tại sao tôi lại cho rằng như vậy?
Khi lo ngại làm một việc gì đó, chúng ta có xu hướng nghĩ rất nhiều và thậm chí ám ảnh về nó. Nhưng khi càng nghĩ, càng phân tích thì chúng ta càng dễ chùng bước. Giống như khi chúng ta chơi một trò chơi mạo hiểm, nhảy từ trên cao xuống nước,…Bạn có thấy rằng, khi bạn càng suy nghĩ nhiều, bạn càng không dám thực hiện. Ngay khi cảm giác sợ hãi xâm lấn, cơ thể chúng ta hình thành cơ chế tự bảo vệ. Và thế là, chúng ta bỏ cuộc.
Do đó, đừng cố gắng phân tích quá nhiều vấn đề đang khiến bạn sợ hãi, mà hãy cứ thế tiến bước. Có như thế, bạn mới biết khả năng của mình tới đâu.
- Luyện tập
Nếu cơ bắp của chúng ta phải được luyện tập để trở nên săn chắc hơn, thì não bộ cũng vậy. Sự luyện tập nhiều lần giúp não bộ hình thành những thói quen và rèn luyện sự kỷ luật.
Có một loại trí nhớ là muscle memory (cơ bắp cho trí nhớ). Lấy ví dụ về việc học từ vựng tiếng anh. Nếu bạn chỉ học một từ một ngày, thì chỉ đến khoảng 3 ngày sau, bạn đã quên mất đi từ mới ấy. Nhưng nếu chúng ta có sự lập lại và sử dụng thường xuyên, thì từ mới đó sẽ trở thành một thứ in sâu trong trí nhớ của bạn, rất khó để quên được.
Với ý chí và não bộ cũng tương tự. Giả sử bạn muốn rèn luyện kỷ luật cho việc tập luyện, bạn cần đúng giờ, đúng ngày, tập luyện liên tục, thường xuyên, cho đến khi đến khi bạn không còn cảm thấy việc tập luyện thể dục thể thao là một cực hình. Lúc đó, bạn đã vượt qua được giới hạn của bản thân và xác lập cho mình sự kỷ luật mới.
Công thức 3Đ: “ĐÚNG- ĐỀU- ĐỦ” là 3 yếu tố giúp bạn tạo lập được sự kỷ luật trong cuộc sống của mình. Mọi việc phải được làm đúng cách, đều đặn, đủ thời gian quy định cho đến khi chúng biến thành thói quen và bạn không còn cảm thấy ngại khi thực hiện nữa.
Kỷ luật bản thân thật ra không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần các bạn ở cạnh những người có thể tiếp thêm năng lượng và ép buộc bạn phải trở nên nghiêm túc làm việc hơn. Và khi đã chinh phục được 1, 2, 3 những kỷ luật đầu tiên, thì mọi thứ sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nếu các bạn thích nội dung này, hãy comment cho tôi biết suy nghĩ của các bạn và chia sẻ bài viết này cho những người mà bạn tin rằng bổ ích với họ.
Đừng quên like, share và follow Eroca Thanh để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích qua các kênh:
Facebook: https://www.facebook.com/ErocaThanhProfile
Fanpage: https://www.facebook.com/erocathanhoffical/
Website: https://www.erocathanh.com/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCmiuNkxvJpRrzOZ9BLe0rfQ