BẠN LÀ AI? GPS CỦA BẠN (PHẦN 1)

Học về thấu hiểu bản thân là học về thấu hiểu con người. Bởi “tầm nhìn vĩ đại mà không có những con người vĩ đại cũng trở nên vô nghĩa” (Jim Collins).

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp các bạn định vị bản thân mình.

Đầu tiên, bạn hãy thử xác định 02 điểm sau: Điểm A (Bạn đang ở đâu?) và điểm B (bạn muốn đi tới đâu?, trở thành ai?)

Eroca Thanh GPS cua ban phan 1

Khi bạn biết được vị trí hiện tại cùng nơi bạn muốn tới hay nói cách khác là người bạn muốn trở thành, bạn mới tìm được con đường của mình. Cũng giống như việc bạn phải biết mình đang ở đâu và mình muốn tới đâu, Google Map mới tính được thời gian là bao lâu và địa điểm là bao xa trước khi bạn đến nơi cần tìm.

Ví dụ, khi bạn xác định được điểm B của mình rằng bạn muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, lúc này, bạn phải tự xem xét vị trí hiện tại của mình, chẳng hạn như bạn đang thiếu kiến thức về môi giới, bán hàng, fanpage, website,…Điều đó giúp bạn tạo ra chiến lược và đường đi đúng.

Điểm A của mỗi người được thể hiện qua câu trả lời: Tôi là ai? Nhân dạng là gì?

Bạn là những gì bạn tự định nghĩa về mình.

Người khác nghĩ gì về bạn không quan trọng là bạn nghĩ sao về bản thân mình. Thế nên, đừng tốn quá nhiều thời gian và sức lực vào ý kiến và phán xét của người khác khi bạn bắt đầu thực hiện ước mơ. Bạn có thể bắt đầu hành động khi không có ai ưa thích và chia sẻ. Điều đó rất bình thường vì trên thực tế, bạn không thể khiến tất cả mọi người hài lòng.

Những người lãnh đạo thế hệ mới đều là có khả năng vượt qua sự phê chuẩn của xã hội và đặt tới mức độ “tự phê chuẩn”. Vậy làm thế nào để đạt được sự “tự phê chuẩn”? Trước hết, hãy hiểu bản thân.

Hiểu bản thân thể hiện ở hai khía cạnh: bên trong (inside) và bên ngoài (outside). Bài viết hôm nay sẽ tập trung vào các yếu tố bên trong mỗi người.

Thông thường, chúng ta cho rằng sự thành công là các biểu hiện bên ngoài (nhiều tiền, nhiều mối quan hệ,…). Nếu định nghĩa thành công như vậy, các bạn cũng sẽ tập trung vào bên ngoài như làm việc chăm chỉ hơn, nâng cao năng suất, được người khác hoan nghênh,…Bởi vì lúc này các bạn đang mang tử huyệt danh vọng, các bạn tiếp tục tìm kiếm tiền bạc, làm việc cũng chỉ đơn giản vì tiền.

Điều tôi muốn chia sẻ ở đây là, nếu các bạn muốn đạt được thành tựu, nâng cao năng suất, thịnh vượng trong công việc hay sứ mệnh phụng sự cho nhân loại thì bạn phải biết rằng, cánh cửa giúp cuộc sống viên mãn, hạnh phúc tràn đầy diễn ra từ bên trong chứ không phải các yếu tố vật chất bên ngoài. Vì thế, bên cạnh việc tập trung vào bên ngoài, đừng quên lãng bên trong.

Robin Sharma chia các yếu tố bên trong thành 04 đế chế nội tâm: tư duy, cảm xúc, sức khỏe, tâm hồn.

Đế chế tư duy/mindset

Nhiều nghiên cứu cho rằng khi suy nghĩ thay đổi, cuộc sống của bạn cũng thay đổi theo. Suy nghĩ giống như một “công tắc” kích hoạt tất cả ánh sáng xung quanh bạn. Bạn hãy thử đọc cuốn sách The magic (Phép màu) của tác giả Rhonda Byrne để xây dựng một tư duy cho mình.

Trong khóa học 28 ngày về lòng biết ơn, chúng tôi yêu cầu học viên liệt kê những điều tốt đẹp, may mắn và biết ơn trong vòng 28 ngày. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng có khả năng giúp bạn thiết lập lại hệ thống sinh học thần kinh của bạn, tái tạo năng lượng và làm việc hiệu quả hơn bởi lòng biết ơn sinh ra năng lượng tích cực cho người sở hữu.

Đây là chiếc chìa khóa đầu tiên mở ra cánh cửa thành công.

Eroca Thanh content GPS cua ban

Đế chế cảm xúc/ heartset

Cảm xúc là đế yếu tố quan trọng và có thể lập trình được bởi việc tham gia vào một số khóa học.

Trong thời đại ngày nay, chúng ta ngày càng cố  theo đuổi những thứ thuộc về vật chất (tiền bạc, danh vọng, sự công nhận,…). Và điều này chẳng khác gì với những “con nghiện” đang lên cơn thèm thuốc vậy. Nhưng khi đạt được những ước muốn vật chất đó, thứ còn lại chỉ là sự trống rỗng đến vô vị. Bởi vì thực chất, chúng ta đang có một lỗ hổng trong cảm xúc nhưng lại không nhận thấy điều đó và cố lấp đầy lỗ hổng ấy bằng vật chất.

Nếu bạn có một tư duy vĩ đại, thái độ và ý chí mạnh mẽ nhưng đời sống cảm xúc lúc nào cũng lo lắng, giận dữ, khó chịu, bất an chìm vào các mối quan hệ trong quá khứ với sự căm phẫn, sợ hãi,…thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Lúc này, hãy thử tìm cách lập trình lại cảm xúc của mình.

Trong ngôn ngữ lập trình, quy tắc này thuộc If…then…(nếu điều này xảy đến, tôi sẽ hành động như thế nào?). Ví dụ, nếu có chuyện không may mắn xảy ra, tôi sẽ cố tìm ra những điểm tốt đẹp và biết ơn chúng. Vì tôi quá bận bịu với lòng biết ơn, nên chẳng có thời gian để suy nghĩ tới những điều kém may mắn nữa. Do đó, những điều tốt đẹp cứ thế tìm tới bạn theo đúng quy luật của vũ trụ.

Thiền định, viết nhật ký, khơi gợi lòng biết ơn mỗi ngày, về lại với thiên nhiên qua những chuyến đi,… là một số cách thức giúp bạn xây dựng và duy trì những cảm xúc tốt đẹp. Hoặc nếu bạn là người có tôn giáo, hãy tìm về với tín ngưỡng của mình.

Đế chế sức khỏe/healthset

Nội dung GIÁ TRỊ tiếp theo đang được khóa!image/svg+xml

Mở khóa nội dung này bằng cách sử dụng một trong các nút chia sẻ bên dưới.
Sau khi HOÀN TẤT CHIA SẺ nội dung SẼ ĐƯỢC MỞ!

Eroca Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *